ý nghĩa tượng trường mi mua tượng 18 vị la hán
Thập bát La hán (chữ Hán: 十八羅漢) là danh xưng được dùng trong trong các giai thoại về các vị A-la-hán trong Phật giáo Đại thừa. Hình tượng 18 vị La hán là một chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn nhất tại Trung Quốc và Việt Nam.
Mục lục
1 Khái lược
2 Trong nghệ thuật
3 Danh sách 18 La hán
4 Xem thêm
5 Chú thích
6 Tham khảo
Khái lược
Một bức họa vẽ hình tượng La hán Asita thời nhà Thanh. Góc trên bên phải là lời đề được cho là của hoàng đế Càn Long.
Ban đầu, số lượng La hán được mô tả chỉ có 10 đệ tử của Thích-ca Mâu-ni, mặc dù trong các kinh điển Phật giáo sơ kỳ của Ấn Độ chỉ ghi chép 4 người trong số họ, gồm Pindola, Kundadhana, Panthaka và Nakula, được Phật di chúc truyền bá đạo pháp trong nhân gian, trong khi chờ đợi sự ra đời của Di lặc.[1] Sự xuất hiện sớm nhất của các vị La hán tại Trung Quốc có thể từ thế kỷ IV,[2] chủ yếu tập trung vào Pindola, người đã được mô tả trong sách Thỉnh Tân-đầu-lư pháp (請賓度羅法).
Về sau, số lượng La hán tăng dần lên 16, bao gồm cả nhân vật có thật và hư cấu, và được biết đến qua tác phẩm Nandimitrāvadāna (法住記, Pháp trụ ký) của Đại sư người Sri Lanka Nandimitra, được dịch bởi pháp sư Huyền Trang sang chữ Hán, nhờ đó danh tự của 16 vị La hán được ghi nhận. Vì một số lý do nào đó, tên của một trong những vị La hán đầu tiên, Kundadhana đã không còn xuất hiện trong danh sách này.[3]
Vào khoảng thời kỳ cuối Đường mạt và đầu Ngũ đại Thập quốc, thêm 2 vị La hán nữa được thêm vào danh sách này để tăng lên thành 18 vị.[4] Do điều này, hình tượng 18 La hán phổ biến tại Trung Quốc, ảnh hưởng đến cả Việt Nam, có nhiều dị bản. Ở Nhật Bản và Tây Tạng, vẫn tiếp tục phối vị 16 La hán.
Trong nghệ thuật
Không có tài liệu nào mô tả hình dạng các vị La hán trông giống như họ thực sự tồn tại, đặc biệt để chứng minh rằng hình tượng của họ giống như những mô tả trong nghệ thuật Trung Quốc.[5] Những hình tượng La hán đầu tiên được vẽ bởi Thiền sư Quán Hưu vào năm 891, lúc đó đang cư trú ở Thành Đô. Có truyền thuyết kể rằng các vị La hán biết Quán Hưu là một họa sư tài ba, vì vậy họ đã xuất hiện trong giấc mơ của ông để yêu cầu ông vẽ chân dung của họ.[6] Các bức tranh mô tả các vị La hán là người nước ngoài có lông mày rậm, đôi mắt lớn, má gồ và mũi cao. Hình tượng các vị La hán đặt trong phong cảnh theo phong cách nghệ thuật Trung Quốc cổ đại, với nền là những cây thông và đá. Trong những bức họa, các vị La hán được khắc họa như những vị sư với trang phục nhếch nhác và lập dị, hình dung nhưng những người lang thang và ăn xin, để làm nổi bật tính chất vứt bỏ những ham muốn trần tục sau lưng. Những hình tượng các vị La hán do Quán Hưu tạo nên đã trở thành hình mẫu cho các họa sư và nghệ nhân đời sau, dù mỗi thời kỳ đều có sự khác biệt đôi chút.[7]
Danh sách 18 La hán bán tượng 18 vị la hán hình ảnh 18 vị la hán chùa tây phương